Hướng dẫn mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm đúng cách 

Hướng dẫn mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm đúng cách 

Một trong những thời điểm thú vị nhất trong năm đầu tiên của con bạn là chuyển sang ăn dặm. Trẻ sơ sinh phát triển theo tốc độ của riêng chúng, và việc chuyển sang ăn dặm là bằng chứng cho điều đó. Do tầm quan trọng của dinh dưỡng nạp vào cơ thể bé nên việc trẻ sơ sinh được hướng dẫn một cách nhẹ nhàng từ từ để làm quen với chế độ ăn mới này là hết sức cần thiết.

Bài viết dưới đây của niemvuiviet sẽ hướng dẫn để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm đúng cách.

Em bé của bạn đã sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm chưa? 

Khoảng thời gian khi bé được 6 tháng, có thể bạn sẽ nhận thấy rằng bé đang tỏ ra thích thú với thức ăn đặc.

Biểu hiện cho thấy bé sẵn sàng với ăn dặm
Biểu hiện cho thấy bé sẵn sàng với ăn dặm

Đây là các cách để biết con bạn đã sẵn sàng để ăn dặm hay chưa:

  • Bé bắt đầu với lấy thức ăn trên bàn. Cho bé ngồi xuống dùng bữa với những người còn lại trong gia đình. Bạn sẽ nhận thấy sự quan tâm của bé với các món ăn ngày càng lớn.
  • Khả năng phối hợp giữa tay và mắt tốt hơn, cho phép chúng nhặt những mẩu thức ăn nhỏ như đậu Hà Lan hoặc những lát nhỏ của rau đã nấu chín.
  • Bé có thể và sẵn sàng nhai. Khi bé đưa một miếng thức ăn vào miệng, bé sẽ bắt đầu nhai. 
  • Khi ăn dặm quá sớm, khiến bụng bé sẽ dễ bị đầy. Dạ dày sẽ chứa một lượng lớn thức ăn và hệ tiêu hóa chưa phát triển để có thể tiêu hóa hết lượng thức ăn đó. Điều này làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Trong khi đó giấc ngủ rất quan trọng vì một ngày bé có thể ngủ từ 10 đến 14 tiếng.

Mẹ cần tuân theo các bước để cho bé ăn dặm khoa học nhất.

Cho Bé Ăn Dặm Đúng Cách

Ăn dặm từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn

  • Từ loãng đến đặc: 6 tháng đầu bé đang uống sữa bột hoặc bú sữa mẹ nên cần cho dạ dày bé từ từ thích nghi. Cho bé ăn loãng sau một thời gian mới chuyển sang đặc dần.
  • Từ vị ngọt đến vị mặn: Do 6 tháng đầu bé bú bằng sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Và sữa có vị ngọt nên chọn ăn dặm là từ vị ngọt, để bé có thể đón nhận dễ dàng. Nhờ cảm nhận được hương vị quen thuộc, tiếp nhận thức ăn dễ dàng hơn. Sau khoảng thời gian bé đã quen thì gia đình có thể chuyển từ ngọt sang mặn một cách từ từ. Vị mặn hay vị ngọt ở đây là vị tự nhiên của thực phẩm, không phải vị của gia vị. Trẻ dưới 1 tuổi, tuyệt đối không nên nêm nếm gia vị vào thức ăn dù đó chỉ là một chút đường, muối hay mật ong.

Ăn dặm từ ít đến nhiều

Khi bắt đầu cho bé ăn, chắc hẳn nhiều cha mẹ mong muốn con mình ăn nhiều, chóng lớn. Do đó rất dễ có tâm lý cho bé ăn nhiều. Đó là sai lầm của rất nhiều bậc cha mẹ. Bé cần được cho ăn từ từ để dạ dày của bé thích nghi nên cần tập ăn một cách khoa học.

Mẹ có thể cho bé ăn giai đoạn đầu từ 1 đến 2 muỗng bột loãng, sau đó tăng dần lên theo khẩu lượng ăn của bé. Cách ăn này giúp cho hệ tiêu hóa của bé dễ hấp thụ mà vẫn cung cấp năng lượng cho nhu cầu phát triển của bé.

Cách bắt đầu ăn dặm cho trẻ 

Hướng dẫn trẻ ăn dặm đúng cách
Hướng dẫn trẻ ăn dặm đúng cách

Sau khi bạn phát hiện thấy con bạn đã sẵn sàng để thử ăn dặm, đây là cách để bắt đầu:

  1. Cho bé ngồi ăn cùng bạn và mỗi lần cho bé ăn một chút. Chúng có thể không ăn thường xuyên, nhưng mẹ đang xây dựng một thói quen tốt.
  2. Cắt thức ăn nhỏ. Cho các miếng thức ăn nhỏ để bé có cơ hội xem xét từng miếng khi cho vào miệng. Hãy tránh sử dụng đĩa hoặc bát ngay lập tức. 
  3. Hãy chuẩn bị sẵn tinh thần cho sự bày bừa. Trẻ sơ sinh thường bốc tay trong khi ăn. Và đó là một phần trong quá trình khám phá đồ ăn của chúng.
  4. Ăn dặm nhưng vẫn cho bé bú sữa không phải là ăn dặm là dừng luôn bú sữa. Nên cho bé bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi.
  5. Ban đầu cho bé ăn dặm một bữa/ngày, dần tăng lên thành 2 bữa.
  6. Ban đầu nên cho bé ăn dặm bột hay nấu cháo cho bé ăn. Thức ăn cho vào cháo cần được xay nát để bé có thể ăn dễ dàng và hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên thay đổi các vị của cháo thường xuyên để bé có hứng thú ăn uống nhé.

Các triệu chứng không dung nạp thức ăn bao gồm:

  • phát ban xung quanh miệng hoặc má của em bé (nó có thể lan rộng hơn)
  • chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi và ngứa mắt
  • bệnh tiêu chảy
Trẻ sẽ bị tiêu chảy nếu dị ứng với thức ăn dặm
Trẻ sẽ bị tiêu chảy nếu dị ứng với thức ăn dặm

Một số loại thực phẩm an toàn đầu tiên cho em bé

Sau đây là những thức ăn tuyệt vời đầu tiên để cung cấp cho em bé của bạn:

  • bơ nghiền
  • khoai lang nấu chín kỹ và cắt thành từng miếng nhỏ hoặc nghiền
  • rau nấu chín (đậu Hà Lan, cà rốt, khoai tây, bông cải xanh)

Làm thế nào để ngăn bé không bị nghẹn

Trẻ sơ sinh có thể dễ bị nghẹn nếu được cho ăn không đúng cách hoặc không được giám sát trong bữa ăn, dù chỉ trong vài giây.

Dưới đây là một số mẹo để giúp ngăn ngừa rủi ro:

  • Không ăn thức ăn quá cứng, giòn cho đến khi trẻ đủ lớn để nhai kỹ.
  • Bơ hạt mềm hoặc bơ làm từ hạt có thể là một nguy cơ gây nghẹt thở.
  • Cho bé ngồi ăn, không để bé nằm ăn dù trong nhà hay ngoài trời.
  • Cười hoặc khóc có thể khiến trẻ bị sặc. 
  • Bỏng ngô đặc biệt nguy hiểm, vì vậy hãy tránh nó cho đến khi con bạn từ 4 tuổi trở lên.
  • Luôn luôn giám sát bé khi ăn.

Tổng kết

Chuyển sang thức ăn dặm là một khoảng thời gian cực kì mới lạ cho con bạn. Thực phẩm với kết cấu, mùi vị và màu sắc mới sẽ mang lại cho trẻ cảm giác thích thú.

Điều quan trọng nhất là các mẹ đừng vội vàng. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau, và chúng chắc chắn sẽ thể hiện điều đó theo sở thích hoặc không thích các loại thức ăn khác nhau. Vì vậy hãy giữ cho bữa ăn vui vẻ và lành mạnh để trẻ thoải mái thích nghi với ăn dặm ngay từ những ngày đầu tiên.