Những lưu ý mẹ nên biết về tam cá nguyệt thứ 2

Những điều cần biết về tam cá nguyệt thứ 2

Trong phần trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tam cá nguyệt thứ 1 mà mẹ bầu nên biết. Mang thai là một quá trình khá dài, đây là trọng trách thiêng liêng của người phụ nữ. Để em bé được sinh ra khỏe mạnh, bản thân người mẹ nên hiểu rõ những kiến thức xoay quanh việc mang thai. Bài viết này của niemvuiviet sẽ đưa ra những lưu ý mẹ nên biết về tam cá nguyệt thứ hai.

Tam cá nguyệt thứ hai là gì?

Tam cá nguyệt thứ 2
Tam cá nguyệt thứ 2

Một thai kỳ kéo dài khoảng 40 tuần. Các tuần được nhóm thành ba tam cá nguyệt. Tam cá nguyệt thứ hai bao gồm các tuần từ 14 đến 27 của thai kỳ.

Trong tam cá nguyệt thứ hai, em bé phát triển lớn hơn và mạnh mẽ hơn. Phần bụng của các mẹ bầu bắt đầu lớn hơn. Hầu hết phụ nữ nhận thấy rằng tam cá nguyệt thứ hai dễ dàng hơn nhiều so với tam cá nguyệt thứ nhất. Hiểu được thai kỳ của bạn theo từng tuần có thể giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt và chuẩn bị cho những thay đổi lớn phía trước.

Điều gì xảy ra với cơ thể mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ hai?

Trong ba tháng thứ hai của thai kỳ, các triệu chứng mà bạn có thể gặp phải trong ba tháng đầu tiên bắt đầu cải thiện. Nhiều phụ nữ cho biết cảm giác buồn nôn và mệt mỏi bắt đầu giảm bớt và họ coi tam cá nguyệt thứ hai là giai đoạn dễ dàng và thú vị nhất của thai kỳ.

Những thay đổi và triệu chứng sau có thể xảy ra:

  • tử cung mở rộng
  • bạn bắt đầu thấy bụng to hơn
  • chóng mặt hoặc choáng váng do hạ huyết áp
  • cảm thấy em bé di chuyển
  • nhức mỏi cơ thể
  • tăng khẩu vị
  • vết rạn da trên bụng, vú, đùi hoặc mông
  • thay đổi da, như sạm da quanh núm vú của bạn hoặc các mảng da sẫm màu hơn
  • ngứa
  • sưng mắt cá chân hoặc bàn tay

Điều gì xảy ra với thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai?

Thai nhi bắt đầu phát triển đầy đủ các bộ phận
Thai nhi bắt đầu phát triển đầy đủ các bộ phận

Các cơ quan của em bé trở nên phát triển đầy đủ trong tam cá nguyệt thứ hai. Em bé cũng có thể bắt đầu nghe. Những sợi lông nhỏ bắt đầu mọc. Trong tam cá nguyệt thứ hai, em bé sẽ bắt đầu di chuyển. Nó sẽ phát triển các chu kỳ ngủ và thức giấc mà phụ nữ mang thai sẽ bắt đầu nhận thấy.

Lúc này, em bé của bạn có thể dài khoảng 210mm từ đầu đến mông; và nặng hơn 630 gram.

Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa

1. Lịch khám thai trong tam cá nguyệt thứ 2

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa, bà bầu nên đi khám thai từ 2 – 4 lần. Khi thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm sau:

  • Đo huyết áp – Kiểm tra cân nặng
  • Siêu âm hình thái thai nhi trong khoảng thời gian từ tuần 18 đến tuần 22 để phát hiện các dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa nếu có
  • Xét nghiệm máu để tầm soát đái tháo đường thai kỳ từ tuần 24-28
  • Các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh (nếu chưa làm ở tam cá nguyệt đầu)
  • Chọc dò ối vào khoảng thai 16-18 tuần trong một số trường hợp nghi có bất thường ở thai nhi.

2. Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Trong thời gian mang thai 3 tháng giữa, bà bầu sẽ cần thêm khoảng 300 đến 500 calo mỗi ngày. Chế độ ăn của mẹ bầu cần đảm bảo sự cân bằng với các thực phẩm đa dạng như thịt nạc, cá béo, rau có lá màu xanh đậm, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, sữa và các thực phẩm từ sữa… Điều này giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và sự phát triển của bé như protein, vitamin D, folate, axit béo omega-3, canxi…

Bạn cũng có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để tránh bị táo bón. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu magie như đậu hoặc ngũ cốc nguyên hạt, bổ sung đủ lượng canxi khuyến nghị để tránh bị chuột rút khi mang thai.

Ở tam cá nguyệt thứ 2, bà bầu nên uống từ 8 đến 12 cốc nước mỗi ngày để ngăn ngừa mất nước và các biến chứng do mất nước. Ngoài ra, việc uống nhiều nước cũng giúp bạn tránh bị chuột rút và giảm táo bón thai kỳ.

3. Chế độ sinh hoạt khi mang thai 3 tháng giữa

  • Vận động nhẹ nhàng với yoga cho bà bầu 3 tháng giữa hoặc các bài tập kegel để làm săn chắc cơ sàn chậu.
  • Tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng giữa tốt nhất là ngủ nghiêng và kê gối giữa 2 chân.
  • Mang giày đế thấp, thoải mái để giảm chuột rút và tránh té ngã
  • Để tránh chảy máu nướu, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng. Sử dụng bàn chải có lông mềm và dùng chỉ nha khoa.
  • Lựa chọn áo ngực cho bà bầu phù hợp, đúng kích cỡ để tạo sự thoải mái
  • Để giảm nghẹt mũi khi mang thai, bạn có thể nhỏ nước muối và sử dụng các phương pháp tự nhiên hoặc có thể thử sử dụng máy tạo độ ẩm
  • Thoa kem chống nắng với chỉ số SPF ít nhất là 30 khi đi ra ngoài. Hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều bằng cách mặc quần áo dài tay, quần dài, đội mũ rộng vành và đeo kính râm.

Đối với việc quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa, do đây là giai đoạn bà bầu cảm thấy khá thoải mái và thai nhi vẫn chưa quá lớn nên mẹ hoàn toàn có thể làm “chuyện ấy”. Không những vậy, ở giai đoạn này, chuyện yêu cũng trở nên hấp dẫn hơn do lúc này ham muốn tình dục tăng lên, chất dịch tiết ra nhiều nên mẹ dễ dàng quan hệ tình dục hơn. Tuy nhiên, mẹ đừng “yêu” quá cuồng nhiệt và mạnh bạo để tránh gây hại cho bé nhé.

4. Mang thai 3 tháng giữa nên kiêng gì?

Mẹ bầu nên kiêng đồ ngọt
Mẹ bầu nên kiêng đồ ngọt

Những điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng giữa bao gồm:

  • Tránh quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa nếu mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non, chảy máu trong thai kỳ, tử cung cung có vấn đề…
  • Tránh khom người, mang vác đồ nặng, đứng quá lâu
  • Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, cay và có tính axit (chẳng hạn như trái cây họ cam quýt), cá sống, hải sản hun khói, cá có hàm lượng thủy ngân cao, thịt nguội, sữa chưa tiệt trùng
  • Tránh tắm nước quá nóng
  • Cố gắng không nằm ngửa trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ
  • Tránh dùng aspirin và ibuprofen khi mang thai
  • Tránh tập thể dục quá mạnh hoặc tập các bài tập có thể gây tổn thương vùng bụng
  • Tránh sử dụng caffeine, hút thuốc, các chất gây nghiện…
  • Tránh đồ ngọt: bánh kem, bánh ngọt,…
  • Tránh tiếp xúc với phân chó mèo vì mẹ có thể bị nhiễm toxoplasmosis.

Bạn có thể làm gì trong tam cá nguyệt thứ 2 để chuẩn bị sinh?

Mặc dù thai kỳ vẫn còn vài tuần, nhưng bạn có thể lên kế hoạch sinh sớm hơn để giúp cho tam cá nguyệt thứ ba bớt căng thẳng hơn. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm ngay bây giờ để chuẩn bị cho việc sinh nở:

  • Xem xét các lớp học về nuôi con bằng sữa mẹ, hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh, sơ cứu và nuôi dạy con cái.
  • Giáo dục bản thân với nghiên cứu trực tuyến.
  • Đến xem trước bệnh viện hoặc trung tâm sinh nơi bạn sẽ sinh.
  • Tạo một không gian trong nhà hoặc căn hộ của bạn cho trẻ sơ sinh.

Tổng kết

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 nhìn chung đỡ vất vả hơn tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy vậy, mẹ bầu vẫn nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng cùng tập luyện hợp lý để giai đoạn 3 tháng cuối diễn ra an toàn, thuận lợi cho việc sinh em bé sắp tới.